Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CÁC LOẠI CÂY THỦY SINH PHỔ BIẾN - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Đối với người mới chơi thủy sinh thì việc lựa chọn loại cây thủy sinh nào phù hợp là một việc tương đối khó. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số loại cây thường được trồng và các bố trí cây trong hồ thủy sinh.

1. Cây thủy sinh tiền cảnh: trồng khu vực phía trước hồ:

- Cỏ thìa: loại cây nhảy cây con khá nhanh, bộ rễ của nó ăn sâu xuống nền nên cần chú ý khi nhổ cây để tránh động nền.
 Co-Thia

- Ngưu mao chiên: thường gặp trong bố cục Iwagumi, một loại cây thủy sinh rất phổ biến, cần tỉa cây thường xuyên để loại bỏ cây già bị vàng đi và kích thích nhảy cây con nhanh, có trong hầu hết các hồ dự thi ở các giải đấu lớn.

nguumaochien
 - Trân châu nhật: một loại cây cũng khá phổ biến trong bố cục Iwagumi, môi trường phù hợp sẽ tạo nên một thảm cây xanh mướt.

tcn
 - Rau thơm: hay trồng thành bụi để nhấn hay che khuyết điểm chân đá, hốc cây. Rau-Thom-3

2. Cây thủy sinh trung cảnh và hậu cảnh: trồng khu vực giữa và phía sau hồ:

- Cây thủy sinh la hán xanh, đỏ: một loại cây phổ biến và dễ trồng.

lahan

lahando
- Cây thủy sinh Sunset: Cây thủy sinh này thuộc loại dễ nhưng cần thêm sáng để ngọn cây lên màu đỏ đúng với cái tên của nó.


Sun-Set-580x333
 - Cây hẹ nước: loại cây dễ trồng, hay được bố trí ở 1 hay 2 góc phía sau hồ, cây sẽ ngã theo chiều nước chảy tạo hiệu ứng đẹp mắt.

henuoc
- Cây cỏ nhật: một loại cây dạng bụi khá đẹp được nhiều người chơi thủy sinh yêu thích.

conhat
 - Cây thủy sinh vảy ốc xanh, đỏ, cam...: họ rotala rất phổ biến trong các hồ thủy sinh, việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp cây phát triển rát nhanh và không bị rụng lá phần thân.

cây thủy sinh -vayocdo cây thủy sinh -vayocxanh
- Trân châu lá tròn: loại cây dễ trồng hay được bối trí ở trung cảnh. cây thủy sinh - TC_LATRON
- Trân châu cao: loại cây thủy sinh dễ trồng, cắt tỉa thường sẽ tạo thành bụi dày. với điều kiện ánh sáng mạnh cây sẽ có xu hướng bò sát nền nên có khi vẫn được trồng ở tiền cảnh. cây thủy sinh - tranchaucao
 - Cây thủy sinh thủy cúc: một loại cây thủy sinh dễ trồng và hút dinh dưỡng rất mạnh, loại cây này hay được trồng thời gian đầu ở các bể mới setup dư dinh dưỡng để giảm bớt việc dư thừa dinh dưỡng dễ sinh rêu tảo hại.
cây thủy sinh - thuycuc


Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/04/cac-loai-cay-pho-bien.html

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

LÀM HỒ THỦY SINH TRONG 10 BƯỚC - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Trước đây tôi đã đọc khá nhiều bài cũng như trải qua rất nhiều lần làm hồ thủy sinh nhưng việc cụ thể hóa các bước và hướng dẫn làm hồ thủy sinh 1 cách cụ thể và rõ ràng cho các bạn mới dấn thân vào con đường này thì cũng tương đối ít. Đối với những người mới nhập môn thủy sinh, họ thường không biết thú chơi này cần những gì và phải thực hiện như thế nào, mong rằng qua phần giới thiệu của tôi các bạn sẽ phần nào hiểu rõ những vật dụng cần thiết và trình tự thực hiện các bước, qua đó sẽ giúp đơn giản hóa và giảm bớt chi phí cho người mới bắt đầu chơi.

Bước 1: Chọn hồ, chân hồ có kích thước phù hợp và vị trí đặt hồ:

Bạn nên đặt mua hay tự dán 1 hồ thủy sinh với kích thước phù hợp không gian và ý thích của bản thân, kích thước thường gặp là 60x40x40cm hay 50x35x35cm tương ứng với dài rộng cao, hay bạn cũng có thể chọn hồ có kích thước vuông như 30x30x30cm hay 40x40x40cm. Vì hồ thủy sinh khi đã thực hiện thì việc di dời là rất khó và tốn công sức nên ta phải xác định vị trí đặt hồ cố định và chân hồ phải vững chắc để chịu được sức nặng lớn, do ko phải chỉ có hồ mà còn cả nước, phân nền, cây thủy sinh, đèn... nhiều thứ khác nữa.
LÀM HỒ THỦY SINH_1

Bước 2: Chọn nền thủy sinh và trải nền:

Nền là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh cũng như làm giá thể cho rễ cây nên phải chọn loại nền phù hợp và có thời gian sử dụng tương đối dài, ngoài ra nền còn là chổ trú ngụ của vi sinh vật, thường thì hàng năm chúng ta có thể thay đổi nền một lần khi nền đã hết chất dinh dưỡng hay đổi bố cục mới.
LÀM HỒ THỦY SINH_12

Nền thủy sinh phân làm 2 loại:

- Nền công nghiệp: các thương hiệu lớn Gex, OK, ADA... thành phần bộ nền bao nhiêu lớp và phụ gia cần thêm gì  là tùy nhà sản xuất qui định. Ưu điểm của nền công nghiệp là đơn giản, dễ sử dụng và dễ sắp xếp bố cục nhưng giá thành cao và độ bền kém hơn nền tự trộn.
ADA_saigonaqua 
Nền tự trộn: bao gồm lớp dinh dưỡng chính dưới đáy và lớp xỏi hay cát để dằn phía trên. Nền tự trộn có ưu điểm là độ bền cao hơn nền công nghiệp nhiều nhưng cần có kinh nghiệm trộn nền và trồng cây để tránh bị xì nền.

Bước 3: Sắp xếp bố cục theo ý tưởng định trước:

Đá hoặc lũa là sự lựa chọn hàng đầu khi tạo hình bố cục cho hồ thủy sinh, ta nên xác định bố cục và phác thảo ý tưởng trước để khâu sắp xếp được hoàn tất như ý.
LÀM HỒ THỦY SINH_13

Bước 4: Cho nước vào hồ:

Cho 1 lượng nước vào hồ cao hơn lớp phân nền khoản 10 phân, nên cho nước vào nhẹ nhàng chiếc dĩa hay tấm lót trên mặt nền để tránh làm xói nền, bụi bay mù mịt. Việc cho nước vào ít như vậy mục đích để việc trồng và cắm cây dễ dàng hơn.
LÀM HỒ THỦY SINH

Bước 5: Trồng cây:

Tuỳ vào từng đặc điểm của từng loại cây mà ta bố trí ở các vị trí khác nhau trong hồ, ví dụ cây phát triển cao thì phải trồng khu vực phía sau và cây dạng thấp thân bò thì ngược lại bố trí khu vực phía trước, rêu cũng được cột vào lũa hay đá theo ý tưởng. Các hốc đá và chân lũa nên cắm cây hay đặt những cụm rêu để che đi khuyết điểm. Nên trồng cây bằng kẹp y tế dài để thao tác dễ dàng.
lam ho thuy sinh

Bước 6: Cho nước vào đầy bể:

Nên cho nước vào nhẹ nhàng và từ từ để tránh làm xáo trộn bố cục và cây mới cắm.
LÀM HỒ THỦY SINH_19

Bước 7: Lắp các thiết bị cần thiết khác:

Gồm đènlọc thủy sinh, bình khí co2, máy làm lạnh nước hay cây sưởi. Về đèn và lọc thì tôi đã có bài viết trình bày khá kỹ các bạn có thể tham khảo lại. Lọc phải được chạy 24/24 để phát triển hệ vi sinh và đèn nên mở 8-10 tiếng 1 ngày thôi. Bình co2 là một thiết bị rất cần thiết nhưng đôi khi vì sợ nguy hiểm và tốn kém nên một số bạn thường bỏ qua nhưng tôi nhấn mạnh nếu không có nồng độ co2 phù hợp trong nước thúc đẩy cây thực hiện quá trình quang hợp thì cây cối sẽ rất èo uột và chậm lớn. Ngoài ra thì còn cần có cây sưởi nếu thời tiết ở khu vực bạn sinh sống quá lạnh, nên giữ nhiệt độ tầm 22 đến 29. Ngược lại nếu thời tiết quá nóng thì phải sủ dụng chiller là máy làm lạnh nước.
LÀM HỒ THỦY SINH_17

Bước 8: Kiểm tra các thông số trong hồ thủy sinh:

Đo các thông số như Ph,TDS... và kiểm tra nhiệt độ ở mức cho phép như đã nói. PH lý tưởng là tầm 6,2 đến 6,8. Các thông số khác như KH, TDS... cũng không quan trọng lắm trừ khi bạn nuôi tép.

Bước 9: Thả cá, tép:

Sau khi hoàn tất các bước trên ta nên chạy rà trơn vài ngày để môi trường trong hồ tương đối ổn định, sẽ mất vài ngày đến 1-2 tuần tùy điều kiện từng hồ. Sau đó ta thả ít cá thủy sinh để kích thích hệ vi sinh phát triển, không nên thả nhiều vì hiện giờ hồ chưa ổn định, nếu thả nhiều càng làm môi trường hồ mất cân bằng, 
cá sẽ chết
.LÀM HỒ THỦY SINH_18

Bước 10: Vệ sinh và chăm sóc hồ hàng tuần:

Thay nước và châm thêm các loại phân nước, phụ gia xử lý nếu cần thiết. Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Nếu không bị rêu hại hay vấn đề khác thì nên thay khoản 1/3 hay 1/4 lượng nước. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối, cá tép trong hồ thủy sinh. Vào thời gian đầu hồ chưa ổn định nên sẽ có sự mất cân bằng về dinh dưỡng, trong hồ sẽ phát sinh rêu tảo hại cùng nhiều vấn đề khác ta cần chú ý chăm sóc hồ kỹ lưỡng, thả thêm cá tép ăn rêu hại nếu cần thiết.
làm hồ thủy sinh
Mong rằng những điều tôi trình bày sẽ giúp ích cho mọi người, đây là nhưng trải nghiệm tôi đã góp nhặt được trong những năm chơi thủy sinh, có thể còn thiếu sót nhưng cũng tương đối dễ hiểu và rõ ràng, các bạn có thể đóng góp thêm để bài viết hoàn thiện hơn.

Tép RC (Tép red cherry) - Kiến thức cơ bản - Cửa hàng SaiGon Aqua

Tép RC (Tép red cherry), bài viết này sẽ chia sẻ kiến thức cơ bản về loài tép red cherry mà dân chơi thủy sinh Việt Nam hay gọi là tép đỏ RC .Đây là một loại tép dễ nhất sống trong môi trường nước ngọt. Tép rc xuất xứ từ Đài Loan, là giống tép nhỏ, con trưởng thành có thể lên tới 4cm chiều dài, tuổi thọ vào tầm 1-2 năm. Việc nuôi dưỡng tép RC khá dễ dàng ko cần phải có hồ rộng hay thức ăn đặc biệt, điều kiện sinh sản cũng dễ dàng. Tép RC cũng hay được nuôi chung trong hồ thủy sinh cùng với cá, ngoài mục đích làm đẹp còn để dọn vệ sinh nền và ăn rêu tảo hại rất tốt, tốt hơn cả những loại cá chuyên ăn rêu hại khác, đúng là 1 công đôi lợi.

Môi trường thuận lợi:

  • Nhiệt độ 14-29 ° C (57-84 ° F) tốt nhất ở mức 22 ° C (72 ° F)
  • PH: 6,5-8, nếu pH kiềm nhẹ là tốt nhất.
  • Hàm lượng nitrat và nitrit thấp, không có đồng hay kim loại trong nước. Bất cứ loại tép nào cũng đều rất nhạy cảm với đồng nên cần phải thật cẩn thận với kim loại này, ko nên để tiếp xúc dưới bất cứ hình thức nào.
tép rc ăn

Môi trường sống tép đỏ:

Hồ thủy sinh là môi trường sống rất  tốt cho tép RC, dễ sinh sản, khi đã thích ứng sẽ phát triển nhanh. Nên cho rêu và dương xỉ vào hồ nuôi tép RC vì những loại cây này thích hợp và chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để tép phát triển, ngoài ra cây cối cũng là nơi để tép con lẩn trốn và tép mới lột xác, khi đó vỏ tép rất mềm và yếu, dễ bị cá và tép khác làm hại . Tép RC biến đổi màu sắc theo màu nền và môi trường xung quanh.Nếu chúng được nuôi trong một hồ có nền màu sáng, tép sẽ trở nên nhạt màu, hoặc thậm chí trong suốt. Trên một nền màu tối hơn, tép RC sẽ thể hiện màu đỏ một cách rõ rệt nhất. Màu sắc của tép RC cũng phụ thuộc vào các loại thực phẩm hàng ngày của tép (thức ăn tươi sống cung cấp những chất đạm và chất béo có nhiều dinh dưỡng có lợi hơn so với các loại thực phẩm chế biến sẵn), ngoài ra thì pH của nước và nhiệt độ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến màu sắc và sức khỏe của tép. 5

Đặc tính sống tép đỏ:

Tép hoạt động cả ngày và ít khi nào đứng yên. Tép đỏ lột vỏ định kỳ và ta nên để lại bộ vỏ để tép ăn bổ sung lượng canxi, khoáng chất đã mất. Khi mang trứng tép có xu hướng ẩn nấp nhiều hơn và khi thấy nguy hại sẽ xả bỏ trứng, lúc này tép sẽ cần môi trường cây cối nhiều để ẩn nấp.tép rc 2

Chế độ dinh dưỡng:

Tép là loài ăn tạp, chúng rất thích ăn tảo. Ngoài ra thì thức ăn tươi sống và rau quả cũng cần được bổ sung thêm cho tép: đậu que luộc mềm, cà rốt, dưa leo. Lá bàng cũng hay được dùng cho tép ăn để bổ sung chất đề kháng giúp chúng khỏe hơn, nên luộc lá bàng để bớt vàng nước và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Thức ăn chế biến đặc biệt cho tép của một số nhà cung cấp cũng khá phù hợp cho tép RC. Thức ăn dư thừa sẽ sinh ra độc tố ảnh hưởng đến môi trường sống của tép vì thế ko nên cho ăn dư thừa và cần phải lấy ra khi tép ăn ko hết. Thức ăn và nước nuôi tép nên loại bỏ đồng và kim loại nặng vì nhưng chất này sẽ gây độc cho tép. rc-eater2

Phân biệt giới tính tép đỏ:

Con đực thường nhỏ hơn, dài hơn, đuôi hẹp và màu sắc ko đẹp bằng con mái. Con mái màu sắc đẹp hơn và to hơn. Phần lưng của con mái vào kỳ sinh sản sẽ có vùng tam giác trắng vàng trên lưng gọi là trứng lưng, nhìn khá giống yên ngựa. Khi xuất hiện yên ngựa trên lưng  chứng tỏ tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối, sinh sản.

Tép RC đực:

tép rc đực

Tép RC mái:

tép Rc mái

Sinh sản:

Trứng sẽ phát triển trên lưng con mái thành một vùng tam giác giống như yên ngựa, chứng tỏ tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối. Lúc này tép mái sẽ tiết ra một chất đặc biệt lan truyền trong môi trường nước để thu hút con đực. Những con đực khi cảm nhận được chất này sẽ bị kích động, bơi lội rất nhiều và tìm kiếm con mái để giao phối. Trứng khi được thụ tinh sẽ chuyển xuống dưới bụng. Mỗi lần giao phối sẽ thụ tinh tầm 20-30 trứng, sau 2-3 tuần sẽ nở. Vào giai đoạn cuối khi sắp nở chúng ta sẽ nhìn thấy 2 chấm đen trong trứng đó chính là mắt của tép con. Tép con khi mới nở tầm 1 mm nhưng có đầy đủ bộ phận như 1 con tép RC trưởng thành, màu sắc thường nhạt và trong suốt. Thời gian đầu khi mới nở tép con thường ẩn nấp và ăn những màng nhầy trên lá cây. Sau khi cứng cáp hơn tép sẽ bơi lội nhiều và ăn rêu tảo trong hồ. Tép mái sau khi xả trứng vài ngày nếu gặp môi trường thuận lợi sẽ mang trứng tiếp.trứng tép rcred_cherry_shrimp_eggs2_th

Tép đồng huyết:

Tép trong môi trường bể thủy sinh rất dễ bị đồng huyết do giao phối cận huyết, khi đó tép sẽ thường bị nhạt màu và dễ chết. Nên giao lưu với những người chơi khác hay mua thêm giống mới để bổ sung hàng năm. Sau đây là hình của tép RC bị đồng huyết, chỉ còn ít chấm đỏ trên thân.
red_cherry_shrimp_baby_thNgoài ra  cũng là mối nguy hại lớn cho tép, hồ nuôi tép ko nên nuôi chung với cá vì cá có thể ăn tép hoặc rỉa tép chết.ca_an_tep
Đó là những kiến thức cơ bản về tép red cherry hay còn gọi là tép RC, ngoài ra tôi sẽ có thêm một bài về cách phân hạng tép RC vào thời gian tới.

Bài viết được chia sẻ từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/04/kien-thuc-tep-rc.html
Một số loài tép cảnh các bạn có thể thqam khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/tep-kieng/

CÁC LOẠI RÊU THỦY SINH PHỔ BIẾN - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

1. Rêu thủy sinh - Minitaiwan:

Đây là loại rêu tôi rất ưa thích, khi bung tán bonsai sẽ rất đẹp nhưng rêu này phát triển tương đối chậmso với nhiều loại rêu thủy sinh khác .
  rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Leaves-s rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-01-s
So sánh Minitaiwan và Taiwan:


rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-02-s
Quan sát qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-Microscope-01-s

2. Rêu thủy sinh - Weeping:

Rêu sẽ rủ xuống khi phát triển, tạo nên 1 sự cuốn hút riêng. Rêu này cũng rất hay được dùng để cột lũa bonsai.
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-01-s
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-02-s

3. Rêu lửa - Flame moss:

Nó có tên gọi đó do khi phát triển nó có xu hướng vươn về phía ánh sáng giống như hình ảnh ngọn lửa đang cháy sáng.

Sau vài lần cắt tỉa rêu sẽ lên khá dày như hình:

4. Rêu thủy sinh - Peacock:

Đây cũng là rêu hay dùng để cột lũa bon sai, tán rêu khi  bung lớn hơn minitaiwan nhiều nên có thể ảnh hưởng đến bố cục, nên tính toán kỹ khi sử dụng rêu này trên lũa.
Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Microscope-01-s

5. Rêu thủy sinh - Java (rêu cá đẻ):

Rêu này rất hay được Sir Amano sử dụng trong các hồ thủy sinh của ADA, mặc dù tán rêu ko đều và thưa nhưng nếu cắt tỉa thường xuyên rêu cũng phát triển khá dày, rêu này còn một tác dụng khá tốt là loại bỏ độc tố và giúp ổn định môi trường nên thường được nuôi trong hồ tép kiểng.

rêu thủy sinh_Java-Moss-Closeup-Leaves-02-s
rêu thủy sinh_Java-Moss-02-s

Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Java-Moss-Microscope-01-s
 
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/05/cac-loai-reu-thuy-sinh.html
Các loại rêu các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/cay-thuy-sinh/reu-thuy-sinh/
Author: Denis Phương

RÁY THỦY SINH - SƠ LƯỢC - ĐẶC TÍNH - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Ráy thủy sinh là loài cây rất đẹp và thích hợp trồng trong hồ thủy sinh. Các họ ráy cũng rất đa dạng và phong phú nên người chơi thủy sinh có rất nhiều sự lựa chọn. Lá ráy thừơng tươi căngvà có màu xanh thẫm. Ráy thủy sinh nên được trồng trong hồ thủy sinh đã ổn định và phát triển tốt, có thể có và ánh sáng dịu. Ánh sáng càng mạnh thì lá cây ráy càng nhạt màu đi. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng 23-28 độ C. Không nên vùi rễ cây ráy dưới đất nền, nên cột ráy vào giá thể để cây có thể phát triển tốt, tốt nhất nên cột vào lũa hoặc đá. Các họ ráy thủy sinh đều có thể trồng bán cạn. Ánh sáng dịu sẽ tốt cho cây ráy hơn và ko nên để ánh sáng mạnh rọi thẳng vào cây. Dinh dưỡng: không đòi hỏi cao nhưng có thể sử dụng phân nước bổ sung. Đặc tính: Phát triển chậm, có thể để trôi nổi trong hồ khi đó ráy sẽ thành giá thể cho cá sinh sản, nhất là cá betta, ta nên cột cây ráy vào giá thể và ko nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào lá, điều này có thể làm lá bị thủng hay rữa lá nếu môi trường hồ ko sạch sẽ. Lá ráy rất hay bị tảo nâu, ta có thể dùng vải mềm lau nhẹ để vệ sinh lá mà ko cần lấy cây ráy ra khỏi hồ. Nhân giống: rất dễ dàng. Ta có thể dùng dao nhọn hay kéo sắc cắt rời phần thân rễ của ráy, phần thân cắt rời nên có vài lá non đang phát triển tốt. Nên thực hiện trong môi trường nước để tránh tổn thương cho cây.

Môt số loại ráy thủy sinh phổ biến ở Việt Nam:

1./ Ráy lá siêu nhỏ - Ráy nanapetit:
  • Tên khoa học Petita Nana ( Anubias barteri 'petie' )
  • Nhiệt độ: 20c - 30 c
  • Dạng cây : thân rễ
  • PH: 6-8
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • Tỷ lệ tăng trưởng: Rất chậm
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
  • Phát triển: chậm đến trung bình
  • Độ khó: Dễ
  • Là loài ráy có lá nhỏ nhất, chỉ bằng móng tay út người.
ráy thủy sinh ráy lá siêu nhỏ thủy sinh_saigon_aqua OLYMPUS DIGITAL CAMERA

2./ Ráy lá vàng - Anubias Nana Golden:
  • Tên khoa học: Anubias Nana Golden
  • Nguồn gốc: châu phi
  • Dạng cây : thân rễ
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • PH : 5.0 - 7.0
  • Kích thước: cao 5-15cm, rộng 6cm
  • Nhiệt độ: 22c - 28c
  • Phát triển: chậm đến trung bình
  • Độ khó: dễ
ráy thủy sinh ráy lá vàng thủy sinh_saigon_aqua_4 ráy lá vàng  

 3./ Ráy lá tròn - Anubias round leaf:
  • Tên khoa học: Anubias barteri var. “round leaf"
  • Dạng cây : thân rễ
  • pH:   5.5 ~ 6.8
  • Nhiệt độ:  22 ~ 29
  • Ánh sáng: Rất thấp - cao
  • Độ khó: dễ
  • Nhân giống : cắt ngang rễ
ráy thủy sinh ráy lá tròn thủy sinh_saigon_aqua_4

4./ Ráy lá thường: Loại ráy này rất phổ biến, đặc điểm ko có gì khác những họ ráy kia. ráy thủy sinh ráy lá thường thủy sinh_saigon_aqua_2

Một số họ ráy phổ biến các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com